cwer.vn

Hội Nước và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

TRUNG TÂM NCCN NƯỚC & MÔI TRƯỜNG

Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Nước và Môi trường CWER hoạt động trong các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật và phát triển công nghệ, Dịch vụ khoa học- công nghệ, Tư vấn đấu thầu, Tư vấn môi trường...

Địa chỉ: Tầng 7 — Tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT TP.HCM, số 224 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh - Tel: 0978.90.11.81 - Email: cwer.contact@gmail.com

BÀI VIẾT

Image

 Trang chủ / Bài viết


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

  10/06/2021   1586 lượt xem https://cwer.vn/

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Mục tiêu chính của việc lập đánh giá tác động môi trường là giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào, từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nếu công ty thải ra chất thải có tương tác xấu đến môi trường. song song tạo sự ràng buộc của tổ chức với môi trường xung quanh, bảo vệ môi trường trong lành hơn.

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Báo cáo ĐTM đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Bộ/ Sở Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia hàng đầu trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.


Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP, ngày 13 tháng 5 năm 2019 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ mổi trường

- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2019Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Đối tượng nào sẽ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP,bao gồm hầu hết tất cả dự án: nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.

Cách thức tra cứu như sau:

Tra cứu cột (2): loại hình dự án.

Tra cứu cột (3): quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (3) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM cấp Sở (thành phố). Nếu dự án của bạn có quy mô lớn hơn nhiều so với quy định tại cột (3), bạn sẽ xem tiếp Phụ lục III (phê duyệt ĐTM cấp Bộ) để xác định cấp phê duyệt của dự án mình

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.

 

 Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập ĐTM.

Khi cần quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chu đáo và nhiệt tình nhất.

--------------------------------

☎️ Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0978901181 để được tư vấn cụ thể về giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

mail Email: cwer.contact@gmail.com
► Địa chỉ: Tầng 7 — Tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT TP.HCM, 224 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM.

 

  MENU