cwer.vn

Hội Nước và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

TRUNG TÂM NCCN NƯỚC & MÔI TRƯỜNG

Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Nước và Môi trường CWER hoạt động trong các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật và phát triển công nghệ, Dịch vụ khoa học- công nghệ, Tư vấn đấu thầu, Tư vấn môi trường...

Địa chỉ: Tầng 7 — Tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT TP.HCM, số 224 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh - Tel: 0978.90.11.81 - Email: cwer.contact@gmail.com

BÀI VIẾT

Image

 Trang chủ / Bài viết


GIẤY PHÉP KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

  15/09/2021   1530 lượt xem https://cwer.vn/

Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ là yếu tố duy trì sự sống của con người mà còn là công cụ để phát triển kinh tế. Do đó, Nhà nước thực hiện quản lý và cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên nước mặt trong khuôn khổ pháp luật. Những doanh nghiệp nào muốn sử dụng, khai thác nước mặt bắt buộc phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước mặt.

Những đối tượng nào cần xin cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt?

-  Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản qui mô từ 0,1m3/s trở lên.

- Khai thác nước mặt để kinh doanh dịch vụ, qui mô từ 10m3/nđ trở lên.

-  Khai thác và sử dụng nước mặt để phát điện: công suất lắp máy từ 50 Kw trở lên.

- Khai thác sử dụng nước biển sản xuất kinh doanh trên đất liền, quy mô từ 10000m3/nđ trở lên.

Dựa vào căn cứ pháp lý nào để thực hiện cấp phép?

-Luật BVMT 55/2014/QH13

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của luật tài nguyên nước.

- Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Quy định về thời hạn của giấy phép và gia hạn giấy phép như thế nào?

- Giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm.

- Gia hạn: Giấy phép được gia hạn nhiều lần mỗi lần gia hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm.

- Điều kiện gia hạn giấy phép:

+ Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.

+ Giấy phép còn hiệu lực và nộp trước thời điểm hết hiệu lực 90 ngày.

Cơ quan nào tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép?

-  Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ và thu hồi quy định ra sao?

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền trong các trường hợp:

+ Các công trình quan trọng quốc gia thuộc thảm quyền phê duyệt của thủ tướng chính phủ

+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

+  Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

+  Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;

-  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp  không thuộc các trường hợp kể trên.

Hồ sơ cần thiết để lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt (mẫu số 05 phần I thông tư 27/2014/TT-BTNMT);

– Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 29 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT); báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) (mẫu số 30 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT);

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

– Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Trình tự thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt được quy định tại Điều 35, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của luật tài nguyên nước

Trình tự thủ tục điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt được quy định tại Điều 36, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của luật tài nguyên nước

Quy định xử phạt như thế nào?

Quy định xử phạt theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

 

Để hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn môi trường của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chu đáo và nhiệt tình nhất.

--------------------------------

 ☎️ Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0978901181 để được tư vấn cụ thể về giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

mailEmail: cwer.contact@gmail.com
 ► Địa chỉ: Tầng 7 — Tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT TP.HCM, 224 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM.

 

 

 

  MENU